AN CHI BLOGGER
Tôi
là Trần Thị Trinh quê ở Tiến Thịnh, Mê Linh, Hà Nội - Giáo viên trung học đã
nghỉ hưu. Hiện nay tôi đang sống cùng gia đình tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Cũng như rất nhiều chị em Phụ nữ khác, bước vào tuổi 50, tôi gặp một số vấn đề
về sức khỏe. Nhưng, như một phép mầu nhiệm, đến nay tôi đã giải quyết tất cả
các bệnh tật của mình - có những căn bệnh được giải quyết một cách triệt để. Tất
cả nhờ môn học Dưỡng Sinh Trường Sinh Học. Nhưng ở bài viết này, tôi không nói
tới bản thân mình, mặc dù có rất nhiều điều muốn nói. Tôi muốn nói với tất cả mọi
người về một con người có thật, một bằng chứng đầy thuyết phục về luyện tập
theo phương pháp “Khai mở luân xa - ngồi thiền, thu năng lượng”. Bởi theo tôi,
câu chuyện về cuộc đời của chị là cả một sự hồi sinh kì diệu. Và chính chị chứ
không phải ai khác đã thuyết phục chúng tôi đến với môn học kì diệu này.
PHẦN I
GIA CẢNH
Chị
là Đỗ Thị Năm, sinh năm 1956. Hiện nay chị đang sống cùng gia đình tại thôn Kì
Đồng, xã Tiến Thịnh, Mê Linh, Hà Nội. Chị Năm là môn sinh khóa 27 tại câu lạc bộ
Dưỡng Sinh Trường Sinh Học huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Là một người phụ nữ khỏe mạnh,
chịu thương, chịu khó, đảm đang, tháo vát, Chị là lao động chính trong một gia
đình có cha mẹ chồng già yếu, con đông, chồng bệnh tật. Vì vậy quanh năm suốt
tháng, ngày nắng cũng như ngày mưa, mùa đông giá lạnh cũng như mùa hè nóng nực,
chị làm việc quần quật, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ngoài
việc chăm sóc mấy sào ruộng của gia đình, những lúc nông nhàn, chị làm thêm bằng
việc gánh gạch thuê. Ngày ấy quê tôi có rất nhiều lò gạch thủ công của tư nhân
ngày đêm nhả khói. Và chị Năm đã bám theo những lò gạch ấy để làm thuê.
Tôi còn biết
có dạo, khi những lò gạch ở quê ngừng nhả
khói, chị lặn lội về tận Đông Anh để gánh gạch. Cuộc sống vất vả,cực nhọc nhưng
với bản tính chăm chỉ và gánh nặng mưu sinh không cho phép chị lựa chọn.
PHẦN
II
BỆNH
TẬT HOÀNH HÀNH
Những năm tháng lao động
vất vả cực nhọc ấy đã quật ngã chị. Từ một người phụ nữ nông dân khỏe mạnh, bước
vào tuổi 45, 46, chị bị bệnh tật hoành hành.
Căn bệnh đầu tiên hành
hạ chị đó chính là bệnh VIÊM HỌNG HẠT mãn tính. Quanh năm họng chị lúc nào cũng
ngứa ngáy, rấm rứt. Chị thường xuyên phải dùng chanh, nước muối ngậm. Những lúc
viêm họng nặng,chị phải dùng tới thuốc Tây điều trị.
Cũng có lẽ do quanh năm
hít thở khói bụi lò gạch,chị mắc phải căn bệnh thứ hai trầm trọng hơn,đó là bệnh
VIÊM XOANG. Bệnh viêm xoang làm chị Năm đau nhức hết vùng mặt,hai hốc mắt,mũi,lan
lên tới thái dương,dội lên đầu.
Có lẽ nghề gánh gạch nặng
nhọc,hàng tấn gạch đã đè trên đôi vai chị theo năm tháng nên chị đã bị mắc bệnh
về XƯƠNG KHỚP. Chính căn bệnh xương khớp đã khiến cho người phụ nữ nông dân khỏe
mạnh ấy hoàn toàn gục ngã.
Tất cả các đốt sống cổ
của chị đã bị thoái hóa. Các đốt sống lưng: gai ba đốt,xẹp hai đốt,xốp bốn đốt. Các khớp vai,bờ xương trước bị thoái
hóa hoàn toàn. Căn bệnh này khiến chị không đi lại được. Toàn thân chị bẹp
dúm,dáng đi vẹo vọ,hai vai lệch xiên xẹo, Chị đi mà như bò,như lết. Có thời
gian chị đã phải nằm tại chỗ không gượng dậy nổi. Ngày đêm ba căn bệnh phối hợp
hành hạ chị. Do các đốt sống bị xẹp chèn vào các dây thần kinh,trong khi đó
viêm họng thì phải ho,viêm xoang phải hắt hơi. Nhưng chỉ cần một cái hắt hơi nhẹ,thần
kinh giật,chị ngã nhào ra đất. Một buổi chiều về quê nhìn chị ấy,một cảm giác
xót xa trào dâng trong tôi.
Gặp chị giữa đường
làng,đứng nói chuyện mà tôi phải ngồi xuống mặt đất,toàn thân chị co dúm,hai
bàn tay co quắp, chị nói: “ Em đau buốt khắp người,không làm gì được,mọi sinh
hoạt cá nhân đều phải nhờ chồng…”
Anh Thu chồng chị có lẽ
là một người đàn ông,một người chồng có một mà hiếm thấy có hai trong cuộc đời
này. Anh thương chị lắm. Không chịu đầu hàng số phận,anh đưa chị đi khắp nơi
tìm thầy thuốc chữa trị. Không có tiền anh chấp nhận đi vay lãi – mà là vay lãi
cao để chữa – Miễn là chị khỏi bệnh. Anh chị đã đi hầu hết các bệnh viện trong
huyện Mê Linh,một số bệnh viện có tiếng ở Hà Nội nhưng không hiệu quả. Lần cuối
cùng bác sĩ điều trị nói với chị : “ Bệnh xương khớp của chị vô phương cứu chữa.
Chị phải chấp nhận sống chung với lũ cả đời”. Vị bác sĩ nhân từ ấy còn căn dặn
chị : “ Chị không được phép xách đồ vật nặng từ 5 kg trở lên,không được phép
làm việc ,kể cả việc bế cháu…” Nghe lời bác sĩ căn dặn chị hiểu rằng phương
pháp chữa trị tây y hiện đại không hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.
Tây y không được anh chị
tìm đến Đông Y. Chị kết hợp uống thuốc Nam,thuốc Bắc với việc châm cứu, thủy
châm. Hai vai và dọc sống lưng chị chằng chịt những vết sẹo do những lần thủy
châm để lại. Chị điều trị Đông Y tại nhà một thầy thuốc làm ở một bệnh viện lớn
Hà Nội,Hàng tuần thứ 7,chủ nhật vị bác sĩ mới về. Cả tuần chị sắc thuốc uống
trong những cơn đau hành hạ để chờ tới cuối tuần được châm cứu, thủy châm . Mỗi
tuần chị điều trị hết 750.000 đ tiền thuốc nhưng bệnh tật vẫn đâu hoàn đấy.
Tây Y,Đông Y không khỏi,anh
chị tìm đến tâm linh. Có lẽ đó là con đường giải thoát duy nhất,là nơi gửi gắm
niền tin,hy vọng cuối cùng của anh chị. Cứ như vậy những cơn đau kéo dài ngày
này qua ngày khác,năm nọ qua năm kia. Mọi sinh hoạt cá nhân của chị đều nhờ chồng
giúp đỡ. Thấm thoắt vậy đã gần 4 năm trời. Đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần,có
lúc tuyệt vọng chị đã nghĩ đến cái chết. Chị nói với chồng trong đau đớn : “ Nếu
bố con anh còn thương em, 5 bố con mỗi người cho em một liều thuốc độc. Như vậy
em sẽ thấy nhẹ nhàng hơn bị đầy đọa đau đớn thế này”
PHẦN III
CƠ DUYÊN
VÀ
QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP DƯỠNG SINH TRỊ BỆNH
Một ngày chủ nhật năm
2012,cô Hậu em dâu chị là giáo viên dạy ở Hà Nội về quê thăm gia đình. Nhìn thấy
chị quằn quại trong cơn đau,cô nói : “Hay chị đi tập thiền dưỡng sinh. Chị Năng
em bệnh tật đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác không khỏi. Vậy mà bây giờ
nhờ ngồi thiền,chị ấy đã hoàn toàn khỏe mạnh.”. Như người chết đuối vớ được cọc,anh
chị liền hỏi thăm kĩ càng,ghi chép cụ thể những thông tin về môn học. Không hiểu
sao chỉ mới nghe cô Hậu nói vậy,chị Năm đã có một niềm tin sắt đá.
Tháng 7. 2012,chị khăn
gói lên Cẩm Khê,Phú Thọ. Hành trang chị mang theo chỉ là một tấm thân đầy bệnh
tật,một số tiền quá ít ỏi để sinh hoạt hàng ngày. Nhưng lớn hơn những thứ đó là
một niềm tin sắt đá,một ý chí quyết tâm và một niềm hy vọng lớn lao. Lên tới Cẩm
Khê,chị đã nghe anh chị em đồng môn truyền nhau câu nói : “ Ngồi thiền không tiền
chữa bệnh”. Khóa của chị là khóa 27,hồi đó học nhờ tại nhà văn hóa khu 7,thị trấn
Sông Thao. Toàn lớp có 69 học viên do anh Nguyễn Xuân Thai và anh Chử Công Lai
phụ trách. Chị được chính hai anh khai mở luân xa. Ba ngày đầu của đợt học (
nghĩa là học xong cấp 1 ), đêm về nhà trọ,một cơn ho dồn dập kéo tới. Chị nói
nhỏ với bạn đồng môn nằm bên : “ Chị nằm xích ra không tôi ho chị không ngủ được
đâu”. Sau đó chị nhẹ nhàng ngồi dậy trong đêm, ngồi thiền thu năng lượng. Chị cứ
ngồi đúng như các thầy hướng dẫn tại lớp học : Ngồi thẳng lưng,mắt nhìn vào một
điểm,tập trung vào luân xa 6. Cứ như vậy,chị cũng không biết mình ngồi như thế
trong bao lâu. Chỉ biết rằng cổ họng chị dần dần dịu lại,cơn ho biến mất. Chị nằm
xuống chìm vào giấc ngủ sâu lúc nào chính chị cũng không biết. Như vậy chỉ cần
ba ngày đầu luyện tập,chị đã thanh toán cơ bản bệnh viêm họng hạt mãn tính. Căn
bệnh đã đeo đuổi chị cả một thời gian dài. Thật là một điều kì diệu.
Học xong cấp 1,2,về nhà
chị chăm chỉ luyện tập. Ngày nào chị cũng ngồi tập cùng cô Loan,cô Đúng trong
thôn. Ngày nắng cũng như ngày mưa,ba chị em cùng nhau ngồi luyện tập.
Quanh năm suốt tháng,chỉ
trừ ngày mùng 1 tết nguyên đán, còn đều
đặn ba chị em luyện tập cùng nhau. Ngày ba lần,mỗi lần 60 phút. Có những ngày rỗi
chị ngồi luyện tập tới 4,5 lần để trị bệnh.
Cơ duyên nữa lại đến với
chị. Sau ba tháng,đợt mở âm dương,chị được gặp cô Hồ Thị Thu – Bà Tiên Áo Trắng
từ Bình Định ra mở lớp. Chị được bàn tay vàng của cô Thu khai mở luân xa. Chị cảm
nhận rõ ràng : Cuộc đời mình thật sự đã sang trang mới. Về nhà chị càng chăm chỉ
luyện tập hơn. Một điều kì diệu thật không ngờ đã đến với chị - Như một phép mầu
nhiệm. Ngày mùng 1 tết năm 2013 khi chị đang thiền ở nhà một mình,chị thấy
khoang trán,hai hốc mắt,mũi như chuyển động. Rồi một dòng nước tuôn ra từ mũi
chảy xuống ướt hết vạt áo. Chị cứ ngồi yên tiếp tục luyện tập. Hết buổi tập
nhìn lại chị thấy một dịch màu trắng nhờ như sữa nhầy nhầy. Lần tập sau cũng vậy,chị
phải trải một tờ báo phủ phía trước người,dịch nhầy trắng như sữa chảy ra từ
mũi ướt hết cả tờ báo. Cũng từ hôm đó,bệnh viêm xoang hầu như khỏi hẳn.
Về bệnh xương khớp. Điều
trị căn bệnh này không hề đơn giản. Bởi các đốt xương sống trụ cột của cơ thể gần
như hỏng hết,các khớp cổ,khớp bờ vai đã thoái hóa hết. Vì vậy lúc ngồi tập chị
vô cùng đau đớn. Nếu người không bị bệnh về xương khớp lúc Thiền đau một thì
người bị bệnh xương khớp như chị đau gấp ngàn lần. Có những lúc đau đến chảy nước
mắt. Mùa đông lạnh vậy mà cơ thể chị đẫm mồ hôi. Những lúc đau quá,chị lấy hơi
từ từ vươn cao người,hít vào thật sâu căng lồng ngực sau đó chị giữ hơi,nín thở
đến khi không nín được nữa thì từ từ xả ra bằng mũi. Làm như vậy khoảng 3,4 lần,cơn
đau dần qua. Những lúc đó,hình ảnh Đức Tổ hiện lên sáng lòa trong tâm trí chị.
Hình ảnh bà Tiên Áo Trắng,hình ảnh anh Thai,anh Lai Cẩm Khê hiện về như một nguồn
động viên. Chị đã vượt qua tất cả.
Tập được chừng hơn 3
tháng chị ngồi được tư thế Kiết Già. Từ hôm ngồi được tư thế này chị thấy quá
trình thu năng lượng hiệu quả hơn rất nhiều. Có những lúc vươn người hít thở,chị
cảm nhận được nguồn năng lượng dồi dào chạy trong cơ thể. Cảm nhận rõ nhất ở sống
lưng,ở hai tay. Buổi tập hôm đó kết thúc,chị đi lại thấy vững vàng hơn nhiều.
Chị đi như chạy về nhà. Lần đầu tiên sau gần 4 năm trời gần như nằm một chỗ,lần
đầu tiên sau 3 tháng trời luyện tập,
hôm đó chị đi lại với
dáng người thẳng,những bước chân vững vàng trên mặt đất. Nhìn thấy chồng, chị
kêu lên : “Anh Thu ơi,em sống lại rồi.”. Anh Thu chồng chị cũng ngỡ ngàng. Anh
gần như không tin vào mắt mình nữa.
Một cơ duyên nữa lại đến,chị
được đi học cấp 4 tại Hà Nội. Lần học này chị được chính thầy Mai – Bình Dương
khai mở luân xa. Cũng từ đó chị vừa luyện tập để tăng cường sức khỏe cho bản
thân và phụ bệnh cho nhiều người. Nhiều bệnh nhân trong vùng,có những người bị
bệnh ung thư thường xuyên được chị tới nhà phụ bệnh. Chị còn phụ giúp cho nhiều
bạn đồng môn,hướng dẫn họ về kĩ thuật
Thiền thu năng lượng rất hiệu quả. Hiện nay chị là chủ nhiệm câu lạc bộ Trường
Sinh Học Năng Lượng xã Tiến Thịnh quê tôi.
LỜI KẾT
Tôi viết bài này là một
lời tri ân Đức Tổ Đasira Narada anh minh. Cũng là lời cảm ơn chân thành của tôi
tới miền đất Cẩm Khê, nơi có những con người với bàn tay vàng và tấm lòng Bồ
Tát đã cứu giúp,hồi sinh nhiều cuộc đời bệnh tật. Đồng thời cũng thể hiện sự cảm
phục của tôi trước ý chí,nghị lực vượt khó đến phi thường của chị Đỗ Thị Năm
trong việc ngồi Thiền chữa bệnh. Với quí vị đồng môn,thiết nghĩ,câu chuyện của
chị Năm là một minh chứng đầy sức thuyết phục về phương pháp “ ngồi thiền – thu
năng lượng trị bệnh rất hiệu quả”. Vì vậy chúng ta hãy kiên trì luyện tập để
cho “Thân ta khỏe mạnh,tâm ta trong sáng”. Mỗi chúng ta sẽ góp phần làm cho cuộc
đời này thêm đẹp hơn lên.
Hà Nội : ngày 23.10.2014
Môn sinh: Trần Thị Trinh.
ĐT: 0916 979 197
Email:Info@lanhuong.vn
ĐT Đỗ Thị Năm: 0168 502 8834
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét